Cấu trúc website thương mại cần phải có các trang nào?

Rate this post

Ngày nay, mọi việc kinh doanh đều cần website. Nhưng có nhiều website lại chứa quá nhiều trang không thật sự cần thiết, vì trên thực tế bạn chỉ cần đủ trang là được, nhiều quá sẽ rất khó chuyển hưởng. Hơn nữa, có nhiều trang web trong một website cũng đồng nghĩa với việc lãng phí thời gian dựng trang mà không ai truy cập vào.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết loại trang nào cần dùng cho một website kinh doanh, lý do vì sao sử dụng các trang đó.

Sau khi hoàn tất, bạn sẽ biết chính xác cấu trúc website thương mại là gì, và khách truy cập cần tìm hiểu thông tin nào. Hãy bắt đầu thôi!

Vì sao bạn cần cấu trúc website một cách cẩn thận

Nếu bạn thường em qua các website kinh doanh, bạn sẽ thấy rất nhiều trong số chúng chứa vô vàn các thông tin phụ. Ví dụ, một website kinh doanh nội thất cho khách hàng trong khu vực sẽ không cần đến một trang web hỗ trợ trực tuyến làm gì.

Lý tưởng nhất là, mọi website đều chỉ nên chứa các trang mà khách truy cập thực sự cần. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc biết được nền tạo trang web nào cũng khó phải không?

Chính vì do mỗi loại hình kinh doanh cũng khác nhau nữa. Chúng tôi sẽ đưa ra vài ví dụ bên dưới để bạn tham khảo:

Mỗi website kinh doanh sẽ có thêm các trang web đặc thù riêng. Không có công thức cho tất cả mọi loại hình website, chính vì vậy, bạn sẽ cần xem xét chọn lựa site dựa trên nhiều yếu tố cá nhân của bạn, bằng cách đào sâu vào mục tiêu kinh doanh để có thể định hình nên cấu trúc website.

nhiều loại web page phổ biến, hữu ích tùy từng trường hợp. Chúng tôi sẽ giải thích kỹ chúng để bạn quyết định xem có nên sử dụng chúng trong site của bạn không. Sau khi định hình được cấu trúc website, việc dựng web sẽ diễn ra mượt mà hơn.

7 loại trang (web page) mà bạn có sử dụng để cấu trúc website kinh doanh WordPress

Giờ, hãy xem qua 7 loại web page phổ biến và có thể rất quan trọng với site đang kinh doanh nhé. Đối với từng loại, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ, giải thích rõ nội dung của nó là gì, và lý giải có cần thiết sử dụng nó không và khi nào. Bạn sẽ có thể tận dụng một số trong các trang này để hoàn thiện website tổng thể của bạn.

1. Liên hệ

Trang web liên hệ của Hostinger
Một trang Liên hệ (chúng tôi) giúp khách truy cập dễ dàng tìm cách liên hệ với bạn, và hầu như mọi website đều có trang này và nó tỏ ra rất hữu dụng.

Web Page Liên Hệ Chúng Tôi (Contact Us) thì cần sự trực quan. Thường nó sẽ có một contact form để khách truy cập có thể gửi truy vấn trực tiếp.

Ngoài ra, bạn sẽ cần cân nhắc thêm một số cách liên hệ khác ngoài form mẫu. Ít nhất là bạn nên thêm địa chỉ email address kinh doanh của bạn và số điện thoại vào. Bạn còn có thể tạo số điện thoại dạng click, để khách có thể nhấn vào là gọi được bạn ngay.

Nếu doanh nghiệp của bạn có địa chỉ vật lý, vậy trang Liên Hệ Chúng Tôi cũng là nơi tốt nhất để đặt một bản đồ hiển thị vị trí của bạn. Bạn có thể sử dụng dịch vụ Google Maps để làm, bằng cách nhúng bản đồ trực tiếp lên website và làm nổi bật vị trí được chỉ định. Việc này cũng giúp khách truy cập dễ tìm đến bạn hơn.

Trong nhiều trường hợp, trang web Liên hệ Chúng tôi cũng có thể kết hợp với mục “Cách tìm thấy chúng tôi”. Yếu tố này nhiều khi rất quan trọng, vì mọi người biết là bạn sẵn sàng tiếp họ và có nhiều cách khác nhau để liên hệ.

2. Về Chúng Tôi

về hostinger

Trong nhiều trường hợp, mọi người sẽ không biết chính xác bạn việc kinh doanh của bạn là gì và bạn là ai. Hãy thử tưởng tượng, họ đang tìm kiếm một luật sư trong khu vực. Bước đầu tiên chắc chắn họ sẽ sử dụng Google nếu chưa có ai giới thiệu.

Với công cụ tìm kiếm, họ sẽ nhanh chóng có nhiều lựa chọn. Nhiều đến nỗi trên thực tế họ chỉ quan tâm đến những site nào chuyên nghiệp nhất. Còn gì nữa ta, à, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thấy một luật sư thân thiện, với nụ cười thường trực chắc chắn, và vài thông tin cá nhân của anh/cô ấy nữa trên website.

Kể cả nếu bạn đang vận hành một việc kinh doanh cực lớn, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên cá nhân hóa trang này bằng cách đặt một vài gương mặt đại diện để thể hiện bạn là ai. Trang “Về Chúng Tôi” và trang “Đội Ngũ Công Ty” sẽ là nơi bạn đem lại sự cá nhân hóa, khiến cho khách truy cập có khái niệm, hình dung được công ty của bạn là gì và câu chuyện làm thế nào bạn trở thành như bây giờ.

Ngoài ra, hiệu ứng ảnh gương mặt người trên website sẽ tăng tỉ lệ chuyển đổi, vì nó là tăng độ tin cậy của website lên, do cảm giác của yếu tố con người mang lại sẽ “thực” hơn là một wesbite công ty không có bất kỳ gương mặt người nào.

3. Các câu hỏi thường gặp (Frequenly Asked Questions, viết tắt FAQ)

Ví dụ về trang Hỏi Đáp
Một web page FAQ sẽ giúp khách truy cập tìm thông tin họ cần, tiết kiệm thời gian bạn phải trả lời các câu hỏi lặp đi lặp lại.

Nhiều website cũng hưởng lợi từ trang FAQ của họ, vì nó còn giúp khách truy cập nán lại website lâu hơn. Tùy vào kích thước của việc kinh doanh của bạn và loại dịch vụ, bạn có thể tiến xa hơn nữa bằng cách tạo ra một web app về cơ sở kiến thức.

Ví dụ, vì chúng tôi phải xử lý rất nhiều các câu hỏi kỹ thuật, chúng tôi có cơ sở kiến thức để hỗ trợ thêm thông tin khi khách hàng cần:

cơ sở kiến thức hostinger

Tuy nhiên, nhiều việc kinh doanh truyền thông, một trang hỏi đáp thông thường cũng đã đủ rồi. Ví dụ, nếu bạn có một cửa hàng online bán áo thun có thể in chữ. Bạn sẽ cần trả lời các câu hỏi như sau:

Trong trường hợp này, bạn có thể dễ dàng tạo ngay một trang web FAQ. Nó sẽ giúp bạn giảm thời gian phải trả lời cùng một câu hỏi từ người này đến người khác từ email đến điện thoại.

Tất nhiên bạn cũng sẽ cần làm việc với khách hàng mà không xem qua trang FAQ, việc chăm sóc khách hàng là không thể tránh khỏi với gần như mọi loại hình kinh doanh. Nhưng nếu khách hàng hỏi những câu đã có câu trả lời trong web page FAQ, bạn chỉ cần dẫn link tới để họ thấy đủ thông tin là được, việc này cũng giúp bạn giảm thời gian trả lời.

Một điều quan trọng bạn cần nhớ là nên viết câu trả lời trên FAQ thật cẩn thận. Đảm bảo rằng nó rõ ràng, mạnh lạc hết mức có thể. Mục tiêu của nó là giúp bạ giảm bớt gánh nặng khâu hỗ trợ, nên những câu trả lời mơ hồ sẽ không mang lại kết quả gì.

4. Bảng giá

Bảng giá Hostinger

Có lẽ câu hỏi thường gặp nhất trong khi kinh doanh là: “Nó tốn bao nhiêu tiền?”. Đối với những công ty cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với giá cụ thể, thì lại càng dễ để đăng bảng giá bán hơn.

Nếu bạn đang kinh doanh những sản phẩm này thì may rồi đó, bạn chỉ việc tạo một trang riêng để chứa thông tin chi phí. Bạn còn có thể thêm các thông tin khác như về các dịch vụ cộng thêm, khuyến mãi tại đây mà không khiến website bị phân mảng.

Về bảng giá, thì cơ bản nhất như hình trên bạn sẽ được các ích lợi như sau:

Không phải bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng cần có bảng giá. Ví dụ như nếu bạn muốn làm việc với khách hàng trước khi báo giá, vậy thì không cần thiết phải tạo một bảng giá trên website làm gì. Trong các trường hợp đó thì bạn nên tập trung vào trang Contact Us hơn, và hãy nhấn mạnh rằng bạn sẽ báo giá khi nhận được đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

5. Hỗ trợ

trang liên hệ
Một trang hỗ trợ sẽ giúp khách truy cập biết bạn có nghiêm túc trong việc hỗ trợ họ không, và bạn có sẵn sàng không khi họ kiếm bạn.

Nếu bạn đang kinh doanh cần hỗ trợ khách hàng thường xuyên, bạn sẽ cần trang riêng cho mục đích này. Một trang FAQ đơn thuần sẽ không thể nào thay thế được việc này. Vì mọi người sẽ tìm kiếm thông tin hỗ trợ trước tiên. Nếu họ không biết là donah nghiệp của bạn có hỗ trợ, hay không tìm thấy thông tin đáng giá trong FAQ, họ sẽ bỏ qua sản phẩm của bạn. Vì bất kỳ ai cũng thích được hỗ trợ trực tiếp.

Trang hỗ trợ sẽ chứa ít nhất một cách để khách có thể liên hệ với bạn. Có thể là một form mẫu, một tính năng live chat, hoặc thậm chí là một forum nơi họ có thể gửi câu hỏi. Với WordPress, thêm bất kỳ tính năng nào trong những tính năng này cũng đơn giản lắm. Có hàng loạt plugin tạo biểu mẫu liên hệ, live chat, diễn đàn để sử dụng trên website.

Bạn sẽ cần quyết định nên thêm tính năng nào. Sau đây chúng tôi sẽ nói sơ qua về điểm mạnh yếu của các tính năng trên để giúp bạn:

Tóm lại, bạn sẽ không cần một trang hỗ trợ nếu như bạn không cung cấp dịch vụ hay sản phẩm trực tuyến. Đối với một cửa hàng kinh doanh offline, mọi người thường sử dụng điện thoại hoặc tới tận nơi hơn khi họ cần thông tin gì đó.

6. Chính sách riêng tư

chính sách riêng tư
Chính sách riêng tư giúp khách truy câp biết được bạn quan tâm đến dữ liệu cá nhân của họ.

Hiện nay, mọi người rất xem trong về quyền riêng tư trên mạng. Có nghĩa là nếu công ty của bạn có thu thập bất kỳ loại dữ liệu nào từ khách hàng, bạn cũng cần phải thiết lập trang chính sách riêng tư để bạn cho họ biết bạn sử dụng ra sao.

Chẳng hạn, nếu site của bạn sử dụng cookies, bạn đã thu thập dữ liệu người dùng rồi. Nếu nó còn có chức năng đăng ký hay biểu mẫu liên hệ, thì bạn còn cần phải tuân thủ quy định Luật Bảo Vệ Dữ Liệu Chung (GDPR), bạn phải cho khách truy cập biết loại dữ liệu nào đang bị thu thập và cách thức sử dụng.

Quan trọng hơn, bạn cần có trách nhiệm với khách hàng khi đảm bảo thông tin của họ được bảo mật. Nếu không, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa, việc cung cấp thông tin rõ ràng ngay từ đầu là một cách tuyệt vời để nói với khách hàng rằng bạn nghiêm túc và họ có thể tin tưởng bạn. Việc này sẽ gia tăng mức độ tín nhiệm của bạn lên.

May mắn là, bạn sẽ không cần phải ngồi tự tay viết về chính sách riêng tư. Cho những site kinh doanh, bạn có thể dùng công cụ tạo chính sách riêng tư để làm. Hãy nhớ xem qua yêu cầu của GDPR là gì về các chính sách riêng tư, để tuân thủ cho đúng.

7. Điều khoản dịch vụ

điều khoản sử dụng dịch vụ
Điều khoản dịch vụ của bạn sẽ trình bày chi tiết ai có thể dùng sản phẩm của bạn với điều kiện nào, và bạn cung cấp nó ra sao.

Cuối cùng, nếu bạn đang cung cấp bất kỳ loại hình dịch vụ nào qua website của bạn, vậy bạn cần tạo một trang web Terms of Service (Điều khoản dịch vụ) trong cấu trúc website của bạn. Trang này sẽ trình bày ra các thông tin quan trọng về dịch vụ, bao gồm:

Hay nói cách khác, một trang web page Điều khoản dịch vụ sẽ nói rõ về việc kinh doanh của website dưới góc độ pháp lý. Không giống chính sách riêng, chúng tôi khuyên bạn nên thuê tư vấn luận trước khi thảo ra một bộ điều khoản dịch vụ.  Vì rất dễ để bạn bị vướng vào các tranh chấp pháp lý và trách nhiệm liên quan nếu bạn không cung cấp đủ thông tin chính trên website hoặc trang web của bạn chứa lỗ hổng pháp lý nào đó.

Nhưng, nếu bạn không định dùng website để bán dịch vụ, vậy bạn không cần quan tâm đến trang Điều khoản dịch vụ. Đối với một cửa hàng kinh doanh vật lý, bạn sẽ cần những biện pháp khác để bảo vệ bản thân.

Lời kết

Nếu bạn muốn biết làm thế nào để tạo một cầu trúc website kinh doanh hiệu quả, bạn cần hiểu rõ trang web nào quan trọng. Ví dụ, không phải website nào cũng cần web page về hỗ trợ, nhưng hầu hết các trang đều cần một trang về Liên hệ. Công ty của bạn cũng có thể có thể hoặc không tận dụng được ưu điểm của trang FAQ, nhưng đã là công ty thì nên có chính sách riêng và thậm chí là điều khoản dịch vụ (tùy loại hình kinh doanh của bạn).

Bạn có câu hỏi nào về cách cấu trúc một website không? Nếu có hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận bên dưới nhé!

0973.393.165