DNS là gì? Cách thức hoạt động của hệ thống phân giải tên miền

Rate this post

DNS (Domain Name System – hệ thống phân giải tên miền) là một hệ thống giúp con người và máy tính giao tiếp dễ dàng hơn. Con người sử dụng tên, còn máy tính sử dụng số, DNS chính là một hệ thống giúp biên dịch tên hostname (tên miền) thành số để máy tính có thể hiểu được. Nó giống như ứng dụng Danh Bạ trên điện thoại của bạn vậy thôi!

Cơ bản, DNS là một hệ thống cơ sở dữ liệu giúp biên dịch tên website thành địa chỉ IP. Thông tin của từng tên miền ứng với địa chỉ IP nào được ghi lại trong một “thư viện danh bạ”, và thư viện này được lưu trên các server tên miền.

Giờ, hãy tìm hiểu cách hoạt động của DNS, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ tường tận hơn DNS là gì.

DNS hoạt động như thế nào?

DNS hoạt động theo từng bước theo cấu trúc của DNS. Bước đầu tiên gọi là DNS query, một truy vấn để lấy thông tin.

Chúng tôi sử dụng tình huống tìm kiếm website bằng cách gõ tên miền vào trong web browser (ví dụ, www.google.com). Đầu tiên, DNS server sẽ tìm thông tin phân giải trong filehosts – một file text trong hệ điều hành chịu trách nhiệm chuyển hostname thành địa chỉ IP. Nếu không thấy thông tin, nó sẽ tìm trọng cache – bộ nhớ tạm của phần cứng hay phần mềm. Nơi phổ biến nhất lưu thông tin cache này là  bộ nhớ tạm của trình duyệt và bộ nhớ tạm của Internet Service Providers (ISP). Nếu không nhận được thông tin, bạn sẽ thấy mã lỗi hiện lên.

DNS hoạt động như thế nào

Tổng cộng có khoảng 4 loại server tham gia vào trong hệ thống phân giải tên miền

DNS Recursor

DNS recursor là server đóng vai trò liên lạc với các server khác để thay nó làm nhiệm vụ phản hồi cho client (trình duyệt người dùng). Nó như một nhân viên cần mẫn nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin cho client (trình duyệt) để tìm đúng thông tin chúng cần. Để lấy được thông tin, DNS recursor có thể sẽ cần gọi đến Root DNS Server để trợ giúp.

Root Nameserver

Root DNS Server, cũng thường được gọi là nameserver, là server quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Nó không có tên cụ thể. Bạn có thể hiểu nó là một thư viện để định hướng tìm kiếm giúp bạn.

Trên thực tế, DNS recursive resolver sẽ chuyển yêu cầu tới Root Nameserver. Sau đó, server này sẽ phản hồi rằng nó cần tìm trong các top-level domain name servers (TLD nameserver) cụ thể nào.

TLD Nameserver

Khi bạn muốn truy cập Google hay Facebook, thường phần mở rộng của bạn sẽ dùng là .com. Nó là một trong các top-level domain. Server cho loại top-level domain này gọi là TLD nameserver. Nó chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.

Ví dụ như khi bạn gõ www.google.com trên trình duyệt, TLD .com sẽ phản hồi từ một DNS resolver để giới thiệu cho nó một Authoritative DNS server. Authoritative Name Server là nơi chính thức chứa nguồn dữ liệu của tên miền đó.

Authoritative Nameserver

Khi một DNS resolver tìm thấy một authoritative nameserver, đây là việc phân giải tên miền diễn ra. Authoritative nameserver có chứa thông tin tên miền gắn với địa chỉ nào. Nó sẽ đưa cho recursive resolver địa chỉ IP cần thiết tìm thấy trong danh mục các bản ghi của nó.

Làm thế nào để thay đổi thông tin DNS của một tên miền?

Đổi thông tin DNS trong control panel của Hostinger rất đơn giản. Bạn chỉ việc đăng nhập vào control panel của tài khoản Hostinger và truy cập vào mục DNS Zone Editor .

Quản lý DNS record tại Hostinger

Trong DNS Zone Editor, bạn sẽ thấy các loại bản ghi DNS (DNS record), bạn có thể chỉnh sửa, thêm, hoặc xóa bỏ.

Các loại bản ghi DNS là gì?

Xem thêm cách trỏ tên miền để biết chi tiết khi nào cần dùng record nào và làm thế nào để đặt bản ghi cho đúng.

Chưa có tên miền? Hay đang muốn biết tên miền bạn định mua có khả dụng không? Hãy sử dụng công cụ kiểm tra tính sẵn sàng của tên miền

Kiểm tra ngay

Lời kết

Rồi, vậy giờ bạn đã biết DNS là gì. Nhờ vào việc hiểu cách thức hoạt động của nó, bạn giờ hẵn đã tự tin mua cho mình một tên miền, hoặc biết được tầm quan trọng của các bản ghi trong trang quản lý tên miền rồi phải không?

0973.393.165