CMS là gì? Giải thích và ví dụ về các hệ quản trị nội dung
Hệ quản trị nội dung – CMS là một phần mềm quản lý việc tạo và chỉnh sửa nội dung số mà không cần biết lập trình hoặc chỉ cần có kiến thức cơ bản. CMS sẽ có giao diện trực quan nền web để người dùng thao tác quản lý mọi khía cạnh của website. Bạn có thể tạo và chỉnh sửa nội dung, định dạng văn bản, thêm hình và videos, thiết kế trang web, quản lý phiên bản, tìm kiếm truy vấn thông tin, vâng vâng. WordPress, Magento và Drupal là những ví dụ điển hình của CMS vì độ phổ biến của chúng.
CMS hoạt động như thế nào?
Nếu không có CMS, bạn sẽ cần dùng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để tạo website. Bạn sẽ cần upload nội dung thủ công lên server. Website hiện đại có 2 thành: phần giao diện bên ngoài và phần quản lý bên trong (thường gọi là front-end và back-end). Front-end là phần khách truy cập sẽ nhìn thấy khi truy cập qua trình duyệt: bài viết của bạn, hình ảnh, video trên website, các trang web như “About Us” và Liên hệ. Phần văn bản được hiển thị bằng ngôn ngữ markup chuẩn gọi là HTML, phần thiết kế để tạo nên bố cục hài hòa và đẹp của trang web là do sử dụng CSS và JavaScript.
Back-end thì bao gồm database và chức năng của website. Nội dung được lưu vào database và đẩy lên từ back-end khi khách truy cập yêu cầu một trang web nào đó. Chức năng của back-end được viết bởi nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, như PHP, Python, JavaScript, vâng vâng.
Nếu bạn sử dụng một CMS, vậy bạn không cần phải viết code cho front-end và back-end. Ứng dụng này tạo ra một hệ thống thân thiện với người dùng (quản lý bằng giao diện) chạy trực tiếp trên trình duyệt. Một hệ quản trị nội dung sẽ giúp bạn sử dụng content editor để tạo bài viết, trang web, cửa hàng trên web, và xuất bản mọi nội dung online. Bạn cũng có thể cấu hình giao diện để tạo ra những thanh menu xổ xuống, ô đánh dấu, vâng vâng. Ví dụ, đây là giao diện một trang web chỉnh sửa nội dung trên WordPress:
Với CMS, bạn không cần trực tiếp truy cập vào server và chèn nội dung vào, mà bạn sẽ dùng giao diện back-end như ở trên để nhập nội dung, phần mềm sẽ làm các công việc liên lạc với server cho bạn ngay khi bạn nhấn nút “Xuất bản”.
Plugins, Themes và Extensions
Hầu hết các CMSs đều giúp bạn mở rộng tính năng cho website bằng cách sử dụng plugins, extension hay themes. Mặc định, một CMS sẽ cho phép bạn tạo bài viết, trang, và thiết kế trang web. Các tính năng khác như tối ưu hóa tìm kiếm, bảo mật, newsletter, contact form và thư viện ảnh sẽ được cài riêng. Mục đích của cấu trúc này là mỗi website đều cần tính năng khác nhau và vì vậy chủ web chỉ cần cài tính năng họ cần.
Bạn không cần có kiến thức lập trình để sử dụng plugin, extension. Bạn có thể cài đặt chúng trực tiếp trong CMS chỉ với vài cú click. Tuyệt vời hơn nữa, rất nhiều plugin và extension được cung cấp miễn phí, chỉ có các bản cao cấp thì cần trả phí.
Ví dụ, WordPress có hàng ngàn plugin miễn phí trong bộ plugin chính thức của họ. Có thể, bạn đã từng nghe tới các plugin nổi tiếng bậc nhất của WordPress là Yoast SEO, W3 Total Cache, WooCommerce, và WordFence Security. Có plugin bạn có thể tích hợp vào site như là các công cụ bên ngoài như MailChimp, PayPal, Eventbrite và các plugin về mạng xã hội như là Facebook và Twitter.
Các CMS phổ biến là gì?
Hiện nay, bạn có thể chọn từ nhiều CMS. Mỗi sản phẩm có đối tượng người dùng khác nhau, mọi người sẽ chọn được CMS gần nhất với nhu cầu của họ. Đây là danh sách các hệ quản trị nội dung hiện có trên thị trường.
WordPress.org
WordPress là CMS số 1 từ lâu rồi. Dựa theo thống kê của BuiltWith, CMS mã nguồn mở này chiếm hơn 30% số lượng website trên toàn thế giới. Nó bắt đầu từ một nền tảng tạo blog và phát triển thành một nền cho đa dạng các loại website như bây giờ, từ trang danh mục sản phẩm (portfolios) đến site thương mại điện tử. Độ phổ biến lớn của WordPress không phải là không có lý, nó vô cùng linh hoạt và có thể “biến hình” thành muôn vàn cách sử dụng. Có hàng ngàn themes và plugin để bạn có thể tận dụng điều chỉnh website, dựa vào nhu cầu chính xác bạn cần là gì.
Lưu ý là trong phần này chúng tôi đề cập đến WordPress.org, không phải WordPress.com. Nếu chưa biết, bạn có thể tìm hiểu sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com tại đây.
Drupal
Drupal à một CMS dành cho dân chuyên nghiệp, được dùng nhiều bởi các tập đoàn lớn trên thế giới. NASA, Tesla, Sony Music, Nokia, và các doanh nghiệp lớn khác đều chọn Drupal để làm hệ thống quản trị nội dung của họ. Drupal sites có thời gian load time cực tốt và bảo mật cao. Drupal có những modules được cài sẵn, hoạt động mượt mà, tương thích với rất nhiều công cụ thống kê và marketing khác.
Muốn tạo một website với Drupal? Hãy xem qua hướng dẫn cài Drupal của chúng tôi để bắt đầu.
PrestaShop
PrestaShop là một hệ quản trị nội dung khác, nổi tiếng nhờ vào việc làm nền tảng cho các cửa hàng thương mại điện tử. Nó có tổng hơn 270,000 website cửa hàng online trên thế giới. PrestaShop là lựa chọn tuyệt cho những site eCommerce cỡ vừa và nhỏ. Nó cho phép bạnt hiết lập nhanh cửa hàng online, thiết kế website, upload sản phẩm. PrestaShop nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hệ thống tính toán và tuân thủ pháp lý. Bạn có thể thiết lập thuế theo từng khu vực, điều chỉnh quá trình thanh toán sao cho khớp với luật của từng quốc gia, vâng vâng.
Magento
Magento là một nền tảng eCommerce phổ biến khác được dùng nhiều bởi các ông lớn như Samsung, Nike, và Ford. Nó giúp tạo ra một cửa hàng online phức tạp với đủ loại tính năng thương mại điện tử. Bạn cũng có thể tạo trang sản phẩm cực kỳ chuyên nghiệp và một hệ thống giao hàng rõ ràng, quản lý inventories, đơn hàng, vâng vâng. Với Magento, bạn cũng có thể thêm coupon, tạo landing page, lập chiến dịch up-sell và cross-sell.
Ưu điểm và nhược điểm của CMS là gì?
Một hệ quản trị nội dung là giải pháp lý tưởng cho rất nhiều chủ website. Tuy nhiên, nó cũng có những điểm yếu nhất định. Các điểm mạnh và yếu của CMS sẽ được liệt kê như bên dưới.
Điểm mạnh:
Điểm yếu:
Làm thế nào để chọn một CMS phù hợp
Khi chọn CMS, bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố. Một CMS tốt cho website này chưa chắc sẽ tốt cho website khác. Bạn nên hỏi thêm thông tin từ những người có kinh nghiệm để họ có thể tư vấn cho bạn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Sau đây là những câu hỏi quan trọng bạn cần trả lời:
- Loại website nào bạn cần? Nếu là website thương mại điện tử thì nên chọn CMS về eCommerce như là WooCommerce hay là Magento. Đối với một blog cá nhân hay site doanh nghiệp nhỏ, WordPress là một lựa chọn lý tưởng. Đối với các website cho doanh nghiệp cỡ vừa trở lên, thì Drupal lại là lựa chọn tốt hơn.
- Loại thiết kế nào bạn muốn dùng? Trước khi chọn CMS, hãy xem qua themes ví dụ để xem nó trông như thế nào trước. Từ themes đó bạn có nghĩ là bạn chỉnh sửa được thành website bạn muốn không?
- Loại chức năng nào bạn cần cho website? Hãy xem qua nếu CMS có plguin hay extension bạn cần không, những thứ quan trọng là bảo mật, caching, marketing, social media sharing, ads, và SEO.
- Bạn có thể chi bao nhiêu website của bạn? Bạn cần thanh toán cho web hosting và tên miền. Ngoài ra, có thể bạn còn cần kinh phí cho olugin, extension và themes do các phiên bản miễn phí chưa chắc đáp ứng được nhu cầu của bạn. Hãy tính ra chi phí tổng thể và so sánh với kinh phí hiện có của bạn trong một năm để quản lý web.
- Bạn có cần hỗ trợ trong tương lai không? Ví dụ, nếu bạn định tạo một trang portfolio online, hãy chọn CMS nào có các plugin về portfolio nhiều.
Bạn vẫn chưa chắc nên chọn CMS nào? Xem thêm qua danh sách các CMS platform tốt nhất để tạo website của chúng tôi.
Làm thế nào để bắt đầu sử dụng CMS
Trước khi bắt đầu sử dụng CMS, có nhiều công việc bạn cần làm trước. Đầu tiền, bạn cần có một web hosting chất lượng, tương thích với hầu hết các CMS. Web server này sẽ chứa nội dung, files, database của bạn. CMS sẽ luôn kết nối tới server, upload và tải files bất kể mỗi khi bạn muốn thêm nội dung mới hoặc khi người dùng tải website xuống trình duyệt của họ.
Bạn cần chọn web host có hỗ trợ CMS bạn cần dùng. Ví dụ, Hostinger có nhiều gói hosting WordPress bạn có thể lựa chọn, và chương trình cài đặt nhanh cho CMS này lên server.
Sau khi bạn đã tìm được công ty web hosting, bạn sẽ cần đăng ký tên miền. Tên miền là tên website bạn điền vào trong trình duyệt. Thông thường, bạn cần mua tên miền bên cạnh mua hosting. Nhưng cũng có một vài nhà cung cấp hosting cho đăng ký tên miền miễn phí, khi mua kèm với gói hosting của họ, như là gói Cao Cấp và Doanh Nghiệp của chúng tôi.
Sau khi bạn đã có tên miền, hosting, bạn có thể tiến hành cài đặt CMS ngay trong tài khoản hosting của bạn. Những ngày nay, hầu hết các web hosting, bao gồm Hostinger đã có sẵn chức năng cài đặt nhanh để cài CMS bằng 1 click. Quá trình cài đặt vì vậy sẽ tự động và chỉ tốt vài phút. Ngay khi CMS hoạt động, bạn có thể truy cập vào backend của nó thông qua tên miền và URL quản l1y để tiến hành thiết kế website hoặc nhập nội dung.
Cần hướng dẫn chi tiết? Hãy xem qua bài viết cách tạo trang web với nhiều nền tảng CMS khác nhau của bạn.
Lời kết
CMS giúp việc tạo và thiết kế website mà không biết lập trình trở nên khả thi, với chi phí ít nhất có thể. Ngoài dễ sử dụng ra thì CMS cũng rất dễ tùy chỉnh. Theme tạo sẵn, plugin, extensions phổ biến, bạn có thể thiết kế và chọn tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn nhất. Giờ bạn đã biết CMS là gì, vậy bạn cũng nên biết hệ quản trị nội dung có thể giúp bất kỳ ai thành công online. Có rất nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh việc này, hầu hết đều là cá nhân, các công ty khởi nghiệp, họ đã sử dụng CMS để biến website từ một trang cơ bản đến lúc tạo ra được các thương hiệu nổi tiếng online.